Tổng quan Buôn bán ngà

Lịch sử

Tranh vẽ về cảnh buôn bán ngà voi thế kỷ thứ XVII ở châu Phi

Ngà đã được giao dịch hàng trăm năm bởi những người dân ở các vùng như Greenland, Alaska và Siberia và rộ lên khủng khiếp trong thời khì thực dân châu Âu cai trị châu Phi và mở ra tuyến đường buôn bán ngà voi trên biển. Trong lịch sử, việc săn voi là phổ biến để bắt và sử dụng voi ở châu Á, riêng ở châu Phi việc săn bắt voi lấy ngà được thực hiện bởi những tên thực dân phương Tây và ngà voi là mặt hàng buôn bán nhộn nhịp. Địa danh nổi tiếng ở châu Phi gắn với việc buôn bán ngà voi là đất nước Bờ Biển Ngà.

Năm 1857, nhà buôn người Pháp Alphonse de Malzac lập một trạm ở Rumbek để buôn bán ngà voi và nô lệ. Các nô lệ và ngà voi được chở tới sông Nile rồi chở bằng tàu thuyền tới Khartoum. Việc buôn bán trong thời gian gần đây, đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài, dẫn đến hạn chế và cấm việc buôn ngà voi. Sừng kỳ lân được coi là có sức mạnh ma thuật, chẳng hạn như khả năng để chữa bệnh ngộ độc và bệnh trầm uất, những người Viking và các lái buôn phương bắc chớp lấy cơ hội này đã có thể bán chúng với giá trị qui ra vàng gấp nhiều lần trọng lượng chính chiếc ngà. Ngà còn được sử dụng để làm ly mà người ta tin rằng có thể hóa giải bất kì chất độc nào.

Buôn bán

Ngà voi được chế tác tinh viNgà voi dạng thô

Với giá rất đắt, những chiếc ngà voi đang trở thành một trong những vật phẩm quý giá nhất trên thế giới. Vào thời điểm năm 2010 giá của 1 kg ngà voi cắt miếng lên tới 1.863 USD. Chính vì vậy, số lượng voi bị giết ngày càng nhiều tại khắp các quốc gia trên thế giới. Voi châu Phi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng săn bắn trái phép lấy ngà voi, vốn được sử dụng như một những vật dụng trang trí sang trọng trong các gia đình châu Á và đồ trang sức. Sau khi giết voi, các tay thợ săn sẽ lấy ngà cưa cắt ra làm các đồ mỹ nghệ hoặc để ngà voi nguyên chiếc. Ngành công nghiệp săn bắn và buôn lậu ngà voi bất hợp pháp hiện có giá trị lên tới hơn 10 tỉ USD mỗi năm.

Ngà voi thu được từ những chuyến đi săn như vậy được buôn lậu về châu Á. Tại đây, chúng được gia công, điêu khắc và bán dưới dạng các tác phẩm nghệ thuật với giá rất cao. Một chiếc ngà voi lớn có thể mang lại lợi nhuận cho người bán khoản tiền lên tới 6.000 USD. Các tuyến đường vận chuyển ngà voi đã được hình thành từ các hải cảng ở Tây và Trung Phi tới Đông Phi với Tanzania và Kenya là đầu ra cho các hoạt động buôn bán bất hợp pháp ra khỏi châu Phi. Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ hai sau Trung Quốc trong các thị trường tiêu thụ ngà voi bất hợp pháp. Nhưng việc buôn bán trái phép ngà voi không được chú trọng bởi các công tố viên, và các đạo luật mới nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu khiến việc săn trộm ngà voi trở thành công việc lợi nhuận cao, nguy cơ thấp.

Malaysia, Việt NamHồng Kông là những tuyến trung chuyển với điểm tiêu thụ cuối cùng là Trung QuốcThái Lan. Hải quan Hong Kong đã từng phát hiện 7,2 tấn ngà voi trong một chuyến hàng từ Malaysia. Tuy nhiên, trong hai năm, những kẻ buôn lậu đã bắt đầu sử dụng các tuyến đường mới hình thành ở một số quốc gia như Togo và Bờ Biển Ngà như các địa điểm xuất khẩu của châu Phi cùng với Indonesia, Tây Ban Nha, Sri Lanka và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là các điểm trung chuyển mới. Đứng hàng đầu trong số những nước trung chuyển loại hàng này là Nigeria, Kenya, Tanzania và đặc biệt là Malaysia, nơi có tới 6 vụ buôn lậu bị phát giác trong năm 2011.

Năm 2012, chính quyền Malaysia đã phát hiện và thu giữ 1,4 tấn ngà voi tại cảng Klang, ở phía tây thủ đô Kuala Lumpur. Ngà voi và sản phẩm bằng ngà voi bị hải quan Malaysia tịch thu. Số ngà này được gửi từ Mombasa, Kenya và nơi đến là Cam Bốt. Trong vụ bắt giữ năm 2011, cơ quan chức năng đã tịch thu 727 chiếc ngà, được dấu trong các thùng hàng ở cảng Mombasa, Kenya, và địa chỉ nơi nhận chúng là châu Á. Giới chức Hong Kong cũng từng tịch thu hơn một tấn ngà voi từ Kenya. Trị giá của số ngà voi này lên tới 1,4 triệu USD. Theo thông lệ, các thùng chứa ngà voi bất hợp pháp thường được gửi đến Thái Lan hoặc Trung Quốc. Việc xuất hiện một tầng lớp trung lưu tại các nước này, luôn thèm khát những sản phẩm xa xỉ, đã góp phần thúc đẩy các hoạt động buôn bán ngà voi trái phép.

Những kẻ săn trộm thường tấn công voi tại một nước rồi vận chuyển ngà voi lậu từ nước láng giềng để trốn tránh luật pháp. Chẳng hạn như 6,5 tấn ngà voi bị thu giữ tại Singapore năm 2002 được vận chuyển từ Malawi, nhưng xét nghiệm ADN cho thấy số ngà voi này có nguồn gốc từ vùng trung tâm Zambia. Tương tự, một vụ vận chuyển 3,9 tấn năm 2006 bị bắt tại Hongkong đến từ Cameroon, nhưng kết quả ADN cho thấy nguồn gốc số hàng này từ trung tâm Gabon. Tiếp nối thêm danh sách các quốc gia đích đến của ngà voi, trong vài năm trở năm trở lại đây nhu cầu đã tăng mạnh tại Hoa Kỳ, nơi ngà voi được dùng để làm chuôi dao hoặc báng súng.

Đợt bán ngà voi có kiểm soát đầu tiên được thực hiện vào năm 1999. Tệ nạn buôn lậu đã giảm liên tục trong 5 năm sau đó nhưng tăng trở lại kể từ 2004. Giao dịch có kiểm soát gần đây nhất là vào năm 2008. Namibia, Botswana và Zimbabwe đã bán 200 tấn ngà voi cho Trung Quốc và Nhật Bản. Đó là số ngà thu lượm được từ những con voi chết già hoặc được phép bắn hạ để điều hòa số lượng. Tuy nhiên, tệ nạn buôn lậu lại tăng mạnh kể từ 2009 cho đến nay cho thấy khó có thể kết luận được mối quan hệ nhân quả giữa việc cho phép bán ngà voi có kiểm soát và tệ nạn buôn lậu. Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đang gây áp lực đòi các chính phủ ở châu Phi phải gia tăng phương tiện trong cuộc đấu tranh chống tệ nạn săn bắn voi trái phép lấy ngà.